INCHEON – ĐỒNG NAI nét tương đồng về thành phố kinh tế mở tự do

 12/06/2022  0  Bình luận
Huỳnh Hảo

Huỳnh Hảo

Quay người lại lịch sử địa danh Incheon xuất hiện cách đây 2000 năm. Tầm nhìn của chính phủ Hàn Quốc đã tạo nên một Incheon vững mạnh mà nhiều đất nước khác phải mong muốn nếu chúng ta cũng có lợi thế như Incheon.

Và hiện tại bây giờ Incheon là thành phố đứng thứ 3 với dân số là 2.9tr người sau Seoul và Busan.

Và chúng ta cùng phân tích 5 chân đế vững chắc tạo nên một đô thị tầm quốc tế:

1. Cảng biển quốc tế:

Năm 1883 đón nhận làn gió văn minh của Phương Tây và mở ra cảng Incheon, sau 135 năm hoạt động cảng Incheon đã nhanh chóng chuyển mình trở thành một thương cảng quốc tế lớn, tạo ra giai đoạn mới cho kinh tế Hàn Quốc. Cảng biển Incheon được định hướng phát triển thành trung tâm du lịch hải dương & trao đổi hàng hóa để đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân.

Ngày nay vận tải biển đang là một ngành chủ đạo và đóng góp rất lớn trong việc trao đổi giữa các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực đứng đầu trong việc vận chuyển qua đường biển này. Cảng Incheon có tổng chiều dài cầu tàu là 28.735,5m = cầu tàu thông thường + cầu tàu Container 3.088,5m, điều đó có nghĩa rằng cảng này có thể đón 128 thuyền có thể cập bến cùng lúc. Qua đó cũng đem lại hiệu quả kinh tế lan tỏa cho khu vực này với doanh số sản xuất: 21.883 tỉ won, doanh số giá trị gia tăng: 7.439 tỉ won, giải quyết công ăn việc làm cho 134.595 người và giao thương với các cảng quốc tế từ 187 nước.

Qua đó, nếu nhìn về Việt Nam ta thì cảng Quốc tế Cái Mép cũng có những nét tương đồng với cảng Incheon. Cảng Cái Mép có phần nhỉnh hơn cảng Incheon về vị trí, do nằm ngay tuyến đường hàng hải quốc tế chiếm 29/39 tuyến đường hàng hải lớn nhất thế giới.Nhưng thách thức song hành là Cảng Cái Mép kinh nghiệm tuổi đời phát triển cảng chỉ mới 28 năm, chính sách quy hoạch cảng biển chưa quyết liệt & nhất quán nên cảng Cái Mép bị phân tán không tập trung làm giảm hiệu quả, năng suất khai thác hơn so với Cảng biển Incheon.

Điều cần làm hiện tại Cảng Cái Mép cần có một quy hoạch chi tiết, định hướng rõ ràng, đủ nhất quán và đồng bộ hạ tầng kết nối. Và đặc biệt phải có sự can thiệp quyết liệt mạnh mẽ từ Chính Phủ.

Cảng biển Incheon Hàn Quốc và Cảng Cái Mép

2. Lựa chọn hướng phát triển thành Trung tâm công nghiệp & Logicstic

Để có thể đưa đất nước đi lên ngoài chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì việc phát triển công nghiệp hóa là điều mà Hàn Quốc chú trọng lấy đó làm bệ đỡ. Vào những năm 1960 Incheon được đầu tư xây dựng các khu công nghiệp có quy mô lớn nhất tại đất nước Kim Chi này. Incheon được chọn bởi vì các yếu tố phù hợp cũng như duy nhất tại đây;

Lợi thế phát triển có nhiều hải cảng là nơi giao thương qua lại hàng đầu Đông Á và đặc biệt là Trung Quốc rất thích hợp cho việc mở các nhà xưởng công nghiệp lớn tại đây vì yếu tố vận tải xuất khẩu. Với chính sách mở trở thành khu kinh tế mở vào Tháng 8/2003 do đó tạo đà cho nhiều công ty bản địa lớn, các hãng kinh doanh toàn cầu đầu tư mạnh mẽ vào đây rất nhiều (thống kê 2016 tổng vốn đầu tư vào Hàn Quốc 2.4 tỷ USD thì Incheon chiếm 1.5 tỷ USD). Bao gồm luôn cả Samsung đầu tư cho ngành công nghiệp sinh học, nhà máy GM Incheon (nhà máy Daewoo). Và Tổng sản phẩm quốc nội: tổng dân số Hàn Quốc bắt đầu từ 1963 GDP đầu người chỉ đạt 100USD, đến những năm 80 đạt 2000 usd, đến những năm 90 đạt 10.000usd và đến 2010 thì vượt quá 30.000 usd.

Có thể nói ngày nay nền công nghiệp Incheon đóng góp vai trò rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế Quốc dân. Theo thống kê trong những năm gần đây thành phố này đứng thứ 2 về năng lực sản xuất cùng San Francisco, Hòa Kỳ dự kiến 2020 sẽ trở thanh số 1 thế giới.

Nhắc đến TP Khu công nghiệp Incheon có nhiều nét tương đồng với định hướng phát triển của Tp. Công nghiệp Đồng Nai của nước ta với hơn 43 KCN đã và đang hoạt động, có hệ thống cảng biển quốc tế Cái Mép và có vị trí ưu việt nằm cách Tp kinh tế HCM chỉ 40km. Với lợi thế so với Incheon, thì địa hình của Incheon chủ yếu là núi đá vôi và không có nhiều sông rạch ngoài so với Đồng Nai địa hình phần lớn là đồng bằng, đa dạng sông suối hồ và có dư địa đất cao su lớn để phát triển đa dạng các KCN về hướng Đông, Đông-Bắc, Nam, Đông Nam của tỉnh.

Thách thức lớn nhất của tỉnh Đồng Nai và cả nước là định hướng chính sách phát triển chưa đủ rõ ràng, dài hạn và nhất quán để tạo ra sự đồng bộ. Thêm một điểm nữa là cần phải có quy hoạch chi tiết (1/1000 siêu quy hoạch) cả về sử dụng đất và phần đồng bộ xây dựng.

Thấy rõ điều đó, Tỉnh Đồng Nai quyết định bắt tay xây dựng “siêu quy hoạch” để phát triển bền vững với 16 tiêu chí để giúp xóa bỏ sự chồng chéo, kém chất lượng.

Hàn Quốc có 3 thập kỷ để trở thành một trong các nước Châu Á có nền công nghiệp mới hùng mạnh nhất thì Việt Nam chúng ta cũng phải sẽ mất thời gian tương đương như vậy.

Khu công nghiệp Incheon

3. Sân bay quốc tế Incheon

Sân bay quốc tế Incheon chính thức được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo cách thủ đô Seoul khoảng 70km về phía Tây. Sân bay này được xây dựng 1996 đến năm 2001 mới chính thức đi vào hoạt động thay thế cho sân bay quốc nội Gimpo. Với tổng khu diện tích 30km2, xây dựng 2 nhà ga Terminal 1,2 với tổng cộng 111 cửa lên máy bay và có 3 đường bằng dài từ 3.750m-4000m2 đủ cho các loại máy bay lớn nhất, có 2 tuyến cao tốc kết nối từ sân bay ra, một là tuyến đưa hành khách về Seoul,tuyến vận tải hàng về các khu vực liên quan đến các khu công nghiệp của Incheon.

Sân bay Incheon đóng vai trò quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa của thế giới vào khu vực Đông Á và cả Châu Á nên sau 4 năm hoạt động. Incheon được Hội đồng cảng hàng không quốc tế đánh giá là một trong 3 sân bay 5 sao (từ 2005-2016) trên thế giới cùng với sân bay Hongkong & Changi. Theo thống kê mới nhất gần đây sân bay này năm 2018 đã lập kỷ lục về số lượng hành khách 67,7 triệu lượt khách và báo cáo tài chính doanh thu của sân bay này đạt 2,65 nghìn tỷ Won (2,33 tỷ USD) và lợi nhuận ròng đạt 1,18 nghìn tỷ Won. Và đây cũng chính là sân bay quốc tế hành khách sẽ đáp xuống khi đến Seoul…

Vậy theo các bác sân bay quốc tế Long Thành với vị trí tương đồng cách Tp. Hồ Chí Minh 40km về phía Tây, có quy 4 đường cất hạ cánh đạt chuẩn quốc tế mới nhất (dài 4000m, rộng 60m) phục vụ loại máy bay 2 tầng Airbus A380, có 4 nhà ga rộng có công suất phục vụ 100 triệu khách/năm, nhà ga hàng hóa 5 triệu tấn (nhỉn hơn sân bay Incheon) thì tương lai Long Thành có sẽ là Incheon trong giai đoạn hiện tại hay không? Đặc biệt sân bay Long Thành có vị trí là trung tâm của ASEAN tính về khoảng cách từ sân bay này đến các sân bay trong khu vực chỉ mất 3h đồng hồ rất lợi về chi phí (tính theo mặt kinh tế). Trên bản đồ hàng không quốc tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thì sân bay Long Thành chính là đầu mối Logistic hàng hóa tốt hơn so với sân bay Changi của Singapore hay Suvarnabhumi của Thái Lan.Ngoài ra quanh sân bay Long Thành là các bãi tắm quốc tế ở Nha Trang, Vũng Tàu, khu casino kèm theo hương vị ẩm thực đa dạng và chỉ mất 2h đi xe cũng thu hút nhiều khách du lịch Quốc Tế. Ngoài ra sân bay còn có thể mở rộng về phía Nam nếu sân bay quốc tế Long Thành quá tải trong tương lại nếu cần…

Nhưng để sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động chúng ta còn phải chờ 5 năm và phải có những hướng đi tích cực trong việc xây dựng giao thông kết nối, phương tiện công cộng, đền bù, giải tỏa, xây dựng khu tái định cư, bàn giao mặt bằng như đúng cam kết. Và phải có sự quản lý chặt chẽ quyết liệt từ Tỉnh Đồng Nai cũng như Chính Phủ giam sát thì mới không lỡ nhịp trong thập kỷ này.

Tháng 7 vừa qua chúng ta cũng có thể thấy rõ được Thủ Tướng yêu cầu Tỉnh quyết tâm phải làm sân bay cho bằng được và phải đúng hẹn như dự tính. “Nếu ai không làm được thì đứng sang một bên cho người khác làm” – Thủ Tướng nói.

Sân bay quốc tế Long Thành và Sân bay Incheon

4. Hạ tầng đa dạng và hiện đại.

Hạ tầng cũng giống như mạch máu trong cơ thể, là đường sống duy trì sự sống và sự phát triển của con người thì hạ tầng đóng vai trò rất lớn trong việc thu hút nhà đầu tư vì thế Chính Phủ Hàn Quốc đã đẩy mạnh xây dựng các cao tốc, tàu điện, phương tiện công cộng cho người dân lao động.

+Đường thủy: Cảng biển Incheon là cảng lớn thứ 2 sau cảng Busan, ngoài ra còn có các bến phà đến các đảo xa xôi phục vụ cho người dân.

+Hệ thống công cộng như: xe buýt cung cấp các dịch vụ đưa đón bằng hệ thống xe buýt tốc hành đến tất cả các khu vực của Hàn Quốc. Xe lửa có tuyến Airport Express (chạy từ sân bay Incheon đến Seoul chỉ mất 43 phút.

+ Tàu điện ngầm: tuyến số 1 Seoul là tuyến địa ngầm ngầm nối ga Incheon đến trung tâm Seoul và mất 68 phút di chuyển, tuyến này hoạt động vào năm 1974 và di chuyển với tốc độ 100km/h.

Nhờ những định hướng tốt nên Hàn Quốc của hiện tại được đánh giá là các quốc gia ở Châu Á có hệ thống hạ tầng tốt nhất thế giới.

Nhìn về lại hạ tầng Đồng Nai nói chung và Long Thành nói riêng thì không bằng với Incheon của hiện tại vì khoảng cách thời gian khá lớn do yếu tố lịch sử, cũng như quy hoạch định hướng chưa tốt. Tuy nhiên thì chúng ta có những nét giống nhau, hiện nay tỉnh Đồng Nai cũng đang được chính Phủ tập trung xây dựng các cao tốc kết nối giao thương, sân bay như: cao tốc Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, Bến Lức-Long Thành, Dầu Giây-Phan Thiết, Biên Hòa-Vũng Tàu, Dầu Giây-Liên Khương, VĐ 3,4 ngoài ra còn đường thủy quanh khu vực sông Đồng Nai, phát triển hệ thống đường ray từ sân bay quốc tế Long Thành đi HCM. Hứa hẹn những năm tới hạ tầng ĐN sẽ góp phần cho nền kinh tế phía nam phát triển rực rỡ.

Hạ tầng giao thông Incheon và Đồng Nai

5. Tập trung của hàng loạt các trường Đại Học.

Mục tiêu tạo ra nhân lực chất lượng là lõi của sự tiến bộ của một dân tộc. Hiểu được giá trị bền vững này Chính quyền Incheo đã quyết tâm đẩy mạnh giáo dục phát triển nhằm tạo ra lượng lớn nguồn lực con người cho Incheon nói riêng, Hàn Quốc nói chung.

Nên ở Incheon được xây dựng đến 16 trường cao đẳng, đại học nhiều ở khu vực này nhằm mục đích nâng cao trình độ lao động, cung cấp nguồn lao động trực tiếp tại địa phương, xử lý luôn câu chuyện tập trung đông dân cư chỉ ở các thành phố trung tâm.

Vào ngày 27/2/2007, chính quyền Incheon tuyên bố thành phố là “Thành Phố tiếng Anh” và khánh thành chương trình “Khu vực tiếng Anh miễn phí Incheon”Mục tiêu của chương trình làm cho cư dân thành phố thành thạo tiếng Anh như Hồng Kông, Singapore. Đây là mục đích cuối cùng của việc xây dựng Incheon như là một trung tâm thương mại và kinh doanh ở Đông Bắc Á.

Đại Học Incheon

Ngày nay Với diện tích 965km2 và dân số cập nhật của thành phố này là 2.76 triệu người, khiến Incheon trở thành thành phố đông dân thứ ba tại Hàn Quốc sau Seoul và Busan.

Tóm tắt lại nhìn về tương lai phát triển mạnh mẽ của Incheon thì chúng ta có thể thấy con đường phát triển nền kinh tế công nghiệp ở Đồng Nai nói chung và viễn cảnh sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai sẽ biến nền kinh tế miền nam cũng như khả năng trở thành khu đô thị của thế giới. Tuy nhiên để đạt được những thanh tựu đó chúng ta phải có những chinh sách đổi mới có tinh định hướng lâu dài, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực xây dựng các trường học chuyên về lĩnh vực sản xuất, logistic…đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông. Ngoài ra giai đoạn gần đây vị thế Việt Nam cũng đã khác, mạnh mẽ và lớn trong khu vực Đông Nam Á, Địa-Chính Trị ổn định, lao động trẻ dồi dào nên được nhiều nước Phương Tây muốn kết nối và phát triển, giao thương kinh tế thương mại. Do đó chúng ta có thể thấy Tỉnh Đồng Nai tương lai sẽ trở thành như Thành phố Incheon là việc sẽ thành trong 25 năm nữa.

Xin cảm ơn quý đọc giả!

Nguồn: Tan Le

Bài viết liên quan

VÌ SAO PHẢI SỞ HỮU ĐẤT NỀN KHU DÂN CƯ LONG THÀNH CENTRAL NGAY THỜI ĐIỂM NÀY?

5 tuyến cao tốc kết nối sân bay Long Thành

LONG THÀNH CENTRAL NẰM NGAY LÕI KHU ĐÔ THỊ BẮC SÂN BAY

Viết bình luận của bạn:
zalo